Common European Framework of Reference for Languages hay CEFR là Khung năng lực ngoại ngữ chung do Hội đồng Châu Âu, được lấy làm tiêu chuẩn chung để đánh giá năng lực tiếng Anh của những cá nhân dùng tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ trên toàn thế giới. Theo quyết định 1400/QD-TTg, CEFR là tài liệu tham chiếu trong khuôn khổ dự án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, đồng thời là cơ sở tham chiếu, ứng dụng trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại sao cần thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR?
Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ rõ:
“Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên các khung đánh giá trình độ và các chuẩn trình độ được thế giới công nhận rộng rãi, như Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR)
CEFR có cấp độ như thế nào?
Basic User:
+ A1: Breakthrough or beginner – Căn bản (Thích hợp với chương trình ngoại ngữ dành cho học sinh cấp I)
+ A2: Way stage or elementary – Sơ cấp (Thích hợp với chương trình ngoại ngữ dành cho học sinh cấp II)
Independent User
+ B1: Threshold or intermediate – Trung cấp (Thích hợp với chương trình ngoại ngữ dành cho học sinh cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ)
+ B2: Vantage or upper intermediate – Trung cao cấp (Thích hợp với chương trình ngoại ngữ dành cho học sinh tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)
Proficient User:
+ C1: Effective Operational Proficiency or advanced – Cao cấp (Phù hợp với yêu cầu dành cho học sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)
+ C2: Mastery or proficiency – Thành thạo các kỹ năng
Yêu cầu của CEFR đối với từng đối tượng học viên khác nhau như thế nào?
Yêu cầu trình độ tiếng Anh A2 đối với:
+ Giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở
+ Thi công chức hoặc đang là công chức hạng chuyên viên
Yêu cầu trình độ tiếng Anh B1 đối với:
+ Học viên chuẩn bị bảo vệ thạc sỹ và chuẩn bị nộp hồ sơ NCS
+ Học sinh, sinh viên các trường Đại học Cao đẳng (B1)
+ Thi công chức hoặc đang là công chức hạng chuyên viên chính
Đặc biệt: Miễn thi tiếng Anh đầu vào cho sinh viên chuẩn bị thi thạc sỹ có chứng chỉ B1.
Yêu cầu trình độ tiếng Anh B2 đối với:
+ Giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở
+ Chuẩn bị làm đầu ra NCS
+ Sinh viên chất lượng cao (CLC) trường ĐHQGHN
+ Chuyên viên cao cấp
Yêu cầu trình độ tiếng Anh C1 đối với:
+ Giáo viên tiếng Anh THPT và giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ tại các trường Đại học, Cao đẳng
+ Sinh viên nhiệm vụ chiến lược Đại học Quốc Gia Hà Nội
Thông qua Khung tham chiếu CEFR, học viên sẽ được đánh giá năng lực ngoại ngữ theo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuỳ theo số điểm mà học viên đạt được, Khung tham chiếu sẽ đánh giá trình độ của học viên từ cơ bản đến thành thạo.
Bên cạnh đó, học viên cần tham khảo yêu cầu của các nhà tuyển dụng, yêu cầu tốt nghiệp, yêu cầu thi nâng ngạch, yêu cầu đầu vào để đạt được cấp độ phù hợp với công việc và học tập.
Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR đã được ban hành và sử dụng ở Việt Nam, áp dụng cho các đối tượng như công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, học sinh, sinh viên, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Chứng chỉ CEFR được các tổ chức và cơ quan chính phủ công nhận trên toàn thế giới.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ CEFR
- Chứng chỉ CEFR do đơn vị nào cấp?
Trả lời : Chứng chỉ quốc tế Tiếng Anh CEFR được cấp bởi Bright online LLC Academy (Hoa Kỳ) Bright online LLC Academy, là thành viên của các Hiệp hội, Hội đồng ngôn ngữ lớn tại Châu Âu và quốc tế như: Hiệp hội kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh (English Testing Society), Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ (American Educational Research Association), Hiệp hội ngôn ngữ quốc tế – ICC (The International Certificate Conference)
- Chứng chỉ này đã được Bộ Giáo Dục công nhận hay chưa?
Trả lời: Chứng chỉ quốc tế áp dụng thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT. Chứng chỉ IELTS, TOEFT cũng được công nhận là một trong những trường hợp cụ thể liên quan đến yêu cầu đầu vào và đầu ra của trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Còn việc công nhận chứng chỉ quốc tế hay không là do địa phương quyết định theo hướng dẫn tại công văn 3755/BGDĐT- GDTX ngày 03/08/2016 của Bộ GDĐT.
- Chứng chỉ CEFR có thể dùng để nộp dự thi công chức được không?
Trả lời : Anh chị căn cứ theo yêu cầu về hồ sơ của từng đơn vị để xác định có nên thi chứng chỉ CEFR không. Anh (chị) vui lòng cung cấp thông báo của đơn vị tuyển dụng để chuyên viên có thể tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn cho anh chị về vấn đề này.
- Khi thi xong bao lâu có chứng chỉ?
Trả lời : Chứng chỉ sẽ được trả sau 10 ngày làm việc ạ
- Tôi có thể lấy chứng chỉ sớm trước hạn trả được không?
Trả lời : Dạ không! Vì thời gian trả chứng chỉ phải đúng theo thời gian quy định của Hội đồng quốc tế.
- Khi có chứng chỉ, đơn vị tôi muốn xác minh phúc đáp thì sẽ gửi về địa chỉ nào? Thủ tục ra sao?
Trả lời : Đơn vị hoặc cá nhân anh/chị sẽ gửi công văn yêu cầu phúc đáp về địa chỉ văn phòng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và hỗ trợ ạ.
- Hình thức thi sẽ như thế nào?
Trả lời : Căn cứ vào tình hình dịch bệnh thực tế, tại thời điểm diễn ra hội đồng thi sẽ có thông báo về hình thức thi cụ thể trước ngày thi. Có thể sẽ có 2 hình thức: Trực tiếp hoặc Trực tuyến trên máy tập trung hoặc không tập trung tùy vào tình hình dịch bệnh.
- Fomat bài thi là theo các level, điểm mức độ nào thì sẽ nhận chứng chỉ mức độ đó hay mỗi mức độ sẽ có 1 đề khác nhau?
Trả lời : Sẽ có 1 bài thi chung với kiến thức chung có sự phân cấp rõ ràng. Cấp độ của trình độ sẽ được quy đổi từ số điểm đạt được sau khi anh/chị thi xong.
- Nếu sau khi thi, chứng chỉ không được chấp nhận vì đơn vị chưa được Bộ Giáo Dục công nhận thì sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời : Anh/chị nên hỏi trước khi nộp hồ sơ đơn vị xem đơn vị mình đang công tác có công nhận hay không. Quy định về các chứng chỉ quốc tế sẽ được áp dụng theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT. Ví dụ, chứng chỉ IELTS, TOEFT chỉ được công nhận là một trong những trường hợp cụ thể liên quan đến yêu cầu đầu vào đầu ra thạc sĩ, tiến sĩ. Còn việc công nhận chứng chỉ quốc tế hay không là do địa phương quyết định theo hướng dẫn tại công văn 3755/BGDĐT- GDTX ngày 03/08/2016 của Bộ GDĐT.
- Tôi muốn thi lấy chứng chỉ để đáp ứng đầu ra thạc sĩ thì có được hay không?
Trả lời : Tuỳ theo yêu cầu của mỗi trường về loại chứng chỉ Tiếng anh khác nhau. Anh (chị) có thể xem lại và cung cấp thông tin yêu cầu của trường mình đang theo học để bên em có thể hỗ trợ tốt nhất cho mình ạ.
- Nếu ôn luyện theo chương trình của IEMS mà thi không đạt thì học Viện sẽ hỗ trợ tôi như thế nào?
Trả lời : Nếu anh/chị thi mà không đạt tùy từng cấp độ anh chị đăng ký, anh/chị sẽ được đăng ký thi lại, miễn lệ phí thi và ôn luyện. Trường hợp vi phạm quy chế thi sẽ đình chỉ và đóng lại kinh phí
- Hồ sơ yêu cầu những gì?
Trả lời : Hồ sơ đăng ký anh/chị chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu có dán ảnh ảnh 3×4
- Thẻ căn cước photo công chứng trong vòng 6 tháng
- 2 ảnh 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng (ghi rõ thông tin họ tên, ngày sinh phía sau ảnh).
- Làm sao để phân biệt chứng chỉ thật, giả?
Trả lời : – Để phân biệt chứng chỉ thật, bạn có thể tra cứu thông tin bằng số hiệu chứng chỉ qua website hội đồng Châu Âu tại Hoa Kỳ: https://verify.brightlearning.co, hoặc web: iems.edu.vn là ủy thác tại Việt Nam
Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết về lịch ôn thi và lịch thi của chứng chỉ tiếng Anh theo Khung tham chiếu này, bạn hãy liên hệ ngay đến Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin Học – Tổ Chức Giáo Dục Đào Tạo CITI Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY
Chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7
Thông tin liên hệ chi tiết:
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ – TIN HỌC HUẾ ICP
Địa chỉ: Số Nhà 2, Kiệt 54 đường An Dương Vương, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hotline: 0773585959 CV. Thầy Nhật – 0813950898 CV. Cô Đan
Trưởng Phòng Tuyển Sinh: 0705865875 Thầy An
Phó Giám Đốc: 0772448269 Thầy Quang